Máy nén khí là gì? khi tìm hiểu về máy nén khí, chúng ta thường chú trọng đến những chi tiết như chất lượng, xuất xứ và các thông số cơ bản. Đây là các yếu tố quan trọng giúp bạn mua được một chiếc máy nén khí phù hợp với mục đích sử dụng và công việc chuyên môn. Sau đây, Việt Á chia sẻ đến bạn tổng quan về các thông số cơ bản của máy nén khí và giúp bạn hiểu rõ hơn.
Nội Dung Chính
Khái niệm máy nén khí là gì?
Máy nén khí là một loại máy bao gồm các máy móc (hệ thống cơ học) có chức năng làm tăng áp suất của chất khí, giúp cho năng lượng cho dòng khí tăng lên và đồng thời nén khí lại khiến nó tăng áp suất và nhiệt độ. Máy nén khí được sử dụng rất phổ biến hiện nay, nó góp mặt khá nhiều trong các hoạt động sống của con người.
Cấu tạo máy nén khí trục vít
Van hút máy nén khí: trong cấu tạo máy nén khí van hút máy nén khí là một chiếc van lớn có chức năng điều chỉnh lưu lượng khí đầu ra của máy nén. Điều này được thực hiện bằng cách mở và đóng lượng khí được hút vào máy nén.
Cụm đầu nén: trong cấu tạo máy nén khí trục vít thì cụm đầu nén được coi là trái tim của máy nén khí vì cụm đầu nén của máy nén khí là nơi thực hiện các hoạt động nén khí.
Van một chiều: van một chiều máy nén khí trục vít có chức năng ngăn chặn lưu lượng khí và dầu bị trào ngược ra ngoài và chạy đến cụm đầu nén khí làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của máy nén khí.
Van chặn dầu: đúng với tên gọi của nó van chặn dầu là bộ phận thực hiện công việc ngăn chặn sự tràn dầu sang mô tơ của máy nén khí khi đang hoạt động.
Bình chứ dầu: bình chứa dầu có chức năng chứa dầu trong máy nén khí và bơm vào các bộ phận cần thiết khi máy nén khí hoạt động.
Lọc tách dầu: bộ phận lọc tách dầu không phải là bộ phân có mặt trong tất cả các loại máy nén khí trục vít mà đối với máy nén khí trục vít không dầu sẽ không có bộ phận này. Lọc tách dầu máy nén khí có chức năng lọc dầu ra khỏi khí nén thoát ra ngoài vì khi hoạt động cần một lượng dầu được bơm vào đầu nén sau đó bộ lọc tách dầu này sẽ lọc dầu ra khỏi đầu nén khi khí thoát ra ngoài.
Đường hồi dầu: chức năng của bộ phận hồi dầu của máy nén khí trong cấu tạo máy nén khí có chức năng thực hiện hút lại dầu còn đọng lại dưới đáy của bộ lọc tách dầu.
Van áp suất tối thiểu: chức năng chính của bộ phận van áp suất tối thiệu là duy trì áp suất tối thiểu trong bình dầu, ngăn không khí ra khỏi máy nén ở tốc độ cao và áp suất thấp khi máy nén khí chuyển từ chế không không tải sang có tải. Còn một chức năng nữa của van tối thiểu là giữ cho khí từ hệ thống khí nén quay ngược lại máy nén khí khi máy nén khí đã dừng hoạt động.
Xem thêm: Các thương hiệu máy nén khí tốt nhất hiện nay
Van hằng nhiệt: hay còn được gọi là van nhiệt dầu có chức năng điều tiết lượng dầu bơm vào két làm mát máy nén khí.
Lọc dầu: lọc dầu có chức năng lọc sạch bủi bẩn và tạp chất có trong dầu máy nén khí.
Két giải nhiệt khí, giải nhiệt dầu: két giải nhiệt khí trong cấu tạo máy nén khí có chức năng làm mát không khí nén trước khí khí thoát ra ngoài máy nén khí. Còn đối với bộ giải nhiệt dầu thì có chức năng làm mát dầu trước khi bơm dầu sử dụng.
Van xả nước ngưng tụ: van xả nước ngưng tụ trong cấu tạo máy nén khí có chức năng tháo hết nước đã ngưng tụ từ hơi nước thoát ra ngoài máy nén khí.
Mô tơ điện và coupling: đa phần các loại máy nén khí trục vít đều sử dụng mô tơ điện 3 pha chức năng của bộ phận này là thực hiện cung cấp điện vào máy nén khí thực hiện chuyển đổi điện năng thành động năng để nén khí vào bình khí.
Van điện từ: van điện từ thực hiện mở tải và đóng tải máy nén khí.
Van xả xì: van xả xì có chức năng khi bạn muốn xả bớt khí trong máy nén khí của bạn thì thực hiện mở van này cho khí thoát ra.
Quạt làm mát và mô tơ: quạt làm mát có chức năng làm mát động cơ may nén khí khi hoạt động tránh làm hỏng động cơ cho máy nén khí.
Xem thêm: may nen khi gia re
Van an toàn: van an toàn cũng đóng một chức năng vô cùng quan trọng trong cấu tạo máy nén khí vì khi áp suất máy nén khí nếu như tăng đến mức quá cao sẽ gây nổ bình khí thế nhưng van an toàn này sẽ là quyết định độ an toàn của bình khí vì van an toàn sẽ được cài đặt ở một áp suất an toàn khi áp suất máy nén khí đạt tới mốc đó thì máy nén khí sẽ ngừng nén khí.
Cảm biến áp suất: cảm biến áp suất máy nén khí có chức năng điều khiển máy nén khí làm sao cho hoạt động trong đúng dải tần cho phép.
Cảm biến nhiệt độ: với cảm biến nhiệt độ thì chức năng là đảm bảo nhiệt độ máy nén khí ở mức an toàn khi vượt mực này thì bộ cảm biến sẽ đưa ra cảnh báo.
Cảm biến quá dòng, quá tải: cũng giống như cảm biến nhiệt độ thì cảm biến dòng, quá tải thì cũng sẽ thông báo đến bộ điều khiển bật chức năng bảo vệ máy nén khí khi có sự quá tải hoạt động.
Lọc sơ cấp máy nén khí: đúng với tên gọi sơ cấp là đầu tiên hay là ban đầu thì bộ lọc sơ cấp là bộ lọc khí đầu tiên khi không khí được đưa vào máy nén khí. Bộ lọc này có chức năng lọc bụi bẩn và đất cát khi dưa khí vào máy nén khí.
Máy nén khí hoạt động theo nguyên lý cơ bản nào?
Nguyên lý Turbo
Nguyên lý Turbo hay còn được gọi là nguyên lý dạng quay kiểu hở được sử dụng động cơ có cánh quạt quay với tốc độ cao và công suất lớn đển tạo ra dòng khí nén có áp lực lớn.
Nguyên lý thay đổi thể tích
Máy nén không khí được chia làm 2 loại là kiểu quay và chuyển động tịnh tiến. Sự thay đổi thể tích của không khí của thiết bị nén khí được dẫn vào buồng chứa. Khi đó, áp suất buồng chứa sẽ tăng lên và thể tích buồng chứa nhỏ lại.
Nguyên lý động năng
Khi không khí được dẫn vào buồng chứa thì động năng bánh dẫn tạo ra áp suất khí nén. Nguyên lý động năng vận hành để tạo ra công suất và lưu lượng khí nén lớn. Hiện nay, máy nén khí ly tâm, đối lưu và dòng máy nén khí hỗn hợp vận hành theo nguyên lý hoạt động của động năng.
Xem thêm: Máy nén khí dùng để làm gì trong đời sống hàng ngày
Ứng dụng của máy nén khí
Máy nén khí có rất nhiều công dụng trong rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như:
Ngành bảo dưỡng xe: Máy nén khí được sử dụng để vệ sinh xe, làm sạch bụi bẩn, dùng khí nén làm khô xe hay là bơm lốp xe,..
Ngành y tế: Cung cấp oxy để đẩy nhanh quá trình sấy khô các nguyên vật liệu y tế, các thiết bị y tế, hoặc dùng để phun rửa vỏ thuốc.
Ngành công nghiệp: khí nén có động lực rất mạnh có thể làm hoạt động các thiết bị dùng khí, dùng để thăm dò độ sâu trong việc khai thác khoáng sản hoặc thăm dò biển.
Nhóm ngành chế tạo: Thiết bị nâng khí nén dùng để cẩu hàng, áp lực tác động lên súng phun sơn, điều khiển các thiết bị tự động hóa (ví dụ: robot,..), sản xuất các bao bì chân không để kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, vệ sinh làm sạch bụi.